NỘI SOI TIÊU HÓA

Nội soi tiêu hóa là phương pháp kiểm tra trực quan ống tiêu hóa bằng cách dùng một ống soi dài và mềm, có gắn camera để luồn từ miệng, mũi (nội soi trên), hoặc từ hậu môn (nội soi dưới) vào đường tiêu hóa. Phương pháp này giúp chẩn đoán các vấn đề về Nội soi dạ dày- tá tràng, đại tràng, trực tràng. Thực hiện các thủ thuật như  lấy dị vật do hóc xương ở hầu họng, dị vật ở dạ dày tá tràng, bấm cắt polype trực- đại tràng, chích hẹp cầm máu trong xuất huyết dạ dày, đại tràng, sinh thiết u đại – trực tràng,… Test vi khuẩn H.P (Helicobacter Pylori) chính xác giá hợp lý nhất.

Đặc biệt chúng tôi có thực hiện nội soi không đau (với phương pháp vô cảm gây mê hoặc tiền mê) trước khi luồn dụng cụ vào trong đường tiêu hóa nhằm giảm và mất cảm giác lo lắng, khó chịu rất nhiều, đem đến an tâm cho người được soi. Và đặc biệt hơn, hiện đại hơn chúng tôi có triển khai thực hiện phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi, ưu điểm của phương pháp này là không hề có cảm giác khó chịu và thời gian rất ngắn.

Nội soi đôi khi được kết hợp với siêu âm để tăng hiệu quả chẩn đoán trong những trường hợp đặc biệt, được gọi là siêu âm nội soi. Một đầu dò siêu âm có thể được gắn vào ống nội soi để tạo ra những hình ảnh chuyên biệt về thành thực quản, dạ dày hoặc có thể giúp bác sĩ tạo ra hình ảnh của các cơ quan khó tiếp cận như tuyến tụy.

Những đối tượng nên và không nên thực hiện nội soi tiêu hóa

    • Người bị xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu không rõ nguyên nhân, thiếu máu Biermer; đau thượng vị, loét dạ dày, hành tá tràng, ung thư dạ dày, viêm dạ dày, polyp dạ dày; hẹp môn vị; giun chui ống mật; viêm ruột mãn tính (Crohn); tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng; máu ẩn trong phân dương tính; tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, tiêu chảy cấp tính, rối loạn đại tiện, đi ngoài phân đen; viêm túi thừa; các bệnh về đại trực tràng; kiểm tra những bất thường được phát hiện trên chụp CT, MRI, X-quang, siêu âm; kiểm tra định kỳ người có polyp, chỉ định đối với cắt polyp; lấy dị vật; cầm máu; nong chỗ hẹp; điều trị xoắn đại tràng hoặc manh tràng hoặc cả hai; soi đại tràng theo dõi trong quá trình điều trị; soi kiểm tra định kỳ sau cắt polyp; viêm đại tràng có loạn sản nặng, ung thư đại trực tràng.
    • Người mắc các bệnh lý ở thực quản, có nguy cơ thủng thực quản khi nội soi như bỏng thực quản do hóa chất, người mắc bệnh lý phình giãn động mạch chủ, suy tim, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp; khó thở; xơ gan cổ trướng; ho nhiều; gù vẹo cột sống; tụt huyết áp < 90/60 mmHg; người quá già yếu và suy nhược; bệnh nhân tâm thần không thể phối hợp; viêm phúc mạc; thủng đại tràng, mới mổ đại tràng, tiểu khung; phình động mạch chủ bụng; bệnh túi thừa cấp tính; bệnh nhân bị tắc mạch phổi; bệnh nhân đang trong tình trạng sốc; thai kỳ (3 tháng đầu và 3 tháng giữa).