Đo điện tim (còn có tên gọi khác là Điện tâm đồ, Electrocardiogram, EKG hoặc ECG) là một xét nghiệm ghi lại hoạt động của tim thông qua các miếng điện cực nhỏ mà kỹ thuật viên gắn vào da ngực, cánh tay và chân bạn. Xét nghiệm này được thực hiện nhanh chóng, an toàn và không đau.
Mục đích của đo điện tim để thực hiện để kiểm tra tần số, nhịp tim, thời gian và sự biến đổi của các xung điện khi đi qua từng phần của tim. Kết quả ECG có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán:
-
- Nhịp tim bất thường, rối loạn nhịp tim.
- Nguyên nhân gây đau ngực, chẳng hạn như tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch vành.
- Đánh giá các vấn đề có thể liên quan đến tim như mệt, khó thở, chóng mặt, ngất…
-
Phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ (nếu có).
-
Phát hiện các dấu hiệu điện giải bất thường, chẳng hạn như kali cao hoặc canxi cao/thấp.
Nếu bạn và người thân có tiền sử bị bệnh tim, có thể cần thực hiện điện tâm đồ để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh, ngay cả khi không có triệu chứng. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị có thể xem xét sàng lọc ECG cho những người có nguy cơ thấp bị bệnh tim nói chung, ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào.
Những đối tượng nên thực hiện đo điện tim:
-
- Bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến bệnh tim bao gồm nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, tiếng thổi tim, chóng mặt, đau ngực, ngất xỉu, co giật, ngộ độc, huyết áp thấp và cao, hạ thân nhiệt…
- Phát hiện tổn thương cơ tim, thiếu máu cục bộ và hiện diện của nhồi máu cơ tim trước đó.
- Những thay đổi điện tim trong các trường hợp như đuối nước, điện giật rất có giá trị trong việc xác định các biện pháp can thiệp cần thiết.
- ECG được sử dụng để phát hiện sự cố của máy tạo nhịp, máy khử rung, đánh giá lập trình và chức năng của máy. Từ đó, thực hiện việc phân tích các rối loạn nhịp, theo dõi việc phát nhịp một cách phù hợp ở bệnh nhân sử dụng máy khử rung và máy tạo nhịp.
- Đánh giá rối loạn chuyển hóa. Hỗ trợ đánh giá chấn thương tim do va đập.
- Có giá trị hỗ trợ trong việc nghiên cứu và chẩn đoán phân biệt các bệnh tim bẩm sinh.
- Theo dõi gây mê trong phẫu thuật như là đánh giá trước phẫu thuật, theo dõi trong và sau phẫu thuật.
Quy trình thực hiện đo điện tim bằng điện tâm đồ và các lưu ý liên quan:
Quy trình | Nội dung | Lưu ý |
Trước khi kiểm tra | – Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử cá nhân của người thực hiện để quyết định mức độ bài kiểm tra thông qua một số câu hỏi như:
– Dùng ống nghe Y tế để xem có bất thường gây ảnh hưởng đến kết quả hay không. |
– Nên:
– Không nên:
|
Trong khi kiểm tra |
– Điều dưỡng sẽ dán các điện cực lên ngực, bụng và dưới xương đòn. – Các điện cực sẽ gắn dây kết nối với máy đo điện tâm đồ (thiết bị ghi lại hoạt động điện tim). – Một bao quấn ở cánh tay để đo huyết áp trong quá trình test. – Người thực hiện sẽ tập trên thảm lăn hoặc đạp xe tại chỗ, khởi đầu với tốc độ chậm và sẽ tăng mức độ từ từ cho đến khi có các triệu chứng bất thường và không thể tiếp tục bài test được nữa. (*) |
Các biến chứng có thể xảy ra: – Huyết áp có thể tụt trong lúc vận động gắng sức, khiến người thực hiện có cảm giác chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu. – Rối loạn nhịp tim thường sẽ biến mất nhanh chóng ngay khi bạn ngừng thực hiện kiểm tra. – Trong một vài trường hợp, người thực hiện có thể xuất hiện cơn đau tim (nhồi máu cơ tim). Tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp và luôn có bác sĩ ở bên để kiểm soát tình trạng này. |
Sau khi kiểm tra |
– Người thực hiện có thể sẽ phải ngồi tại chỗ trong vài giây để theo dõi. – Bác sĩ trong lúc này sẽ quan sát xem có bất thường trong nhịp tim và nhịp thở hay không. |
– Nếu kết quả cho thấy chức năng tim bình thường: Người thực hiện sẽ không cần thực hiện các xét nghiệm khác. – Nếu kết quả cho thấy chức năng tim bất thường: Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm. – Nếu kết quả kiểm tra cho thấy có bệnh động mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim: Bác sĩ sẽ bắt đầu lên kế hoạch điều trị và bệnh nhân cần làm thêm những xét nghiệm khác. |
